Bạn cảm thấy nghe không còn rõ như trước, thường xuyên phải yêu cầu người khác lặp lại câu nói, hay gặp khó khăn khi nghe điện thoại? Đây có thể là dấu hiệu của suy giảm thính lực. Đừng lo lắng! Hãy đến ngay Trợ thính Việt Sound để được kiểm tra thính lực hoàn toàn miễn phí với thiết bị hiện đại và chuyên gia giàu kinh nghiệm.
1. Tại sao nên đo khám thính lực?
✔️ Phát hiện sớm các vấn đề về thính lực để có biện pháp can thiệp kịp thời.
✔️ Xác định chính xác mức độ suy giảm thính lực, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp.
✔️ Tư vấn chuyên sâu về cách bảo vệ và cải thiện thính giác, giúp bạn nghe rõ hơn trong cuộc sống hàng ngày.
2. Quy trình đo khám thính lực tại Việt Sound
🔹 Bước 1: Tư vấn ban đầu
Chuyên viên sẽ hỏi thăm về tình trạng nghe của bạn, các vấn đề thường gặp và những thay đổi trong khả năng nghe.
🔹 Bước 2: Đo thính lực bằng thiết bị chuyên dụng
Sử dụng máy đo thính lực tiên tiến, giúp xác định chính xác khả năng nghe của bạn ở từng tần số khác nhau.
🔹 Bước 3: Phân tích kết quả và tư vấn giải pháp
Sau khi có kết quả đo, chuyên gia sẽ giải thích chi tiết tình trạng thính lực của bạn và tư vấn giải pháp phù hợp nhất. Nếu cần máy trợ thính, bạn sẽ được hướng dẫn chọn loại phù hợp với nhu cầu.
3. Các phép đo thính lực và định nghĩa quan trọng
📌 Thính lực đồ (Audiogram) – Biểu đồ sức nghe
Đây là kết quả đo thính lực hiển thị bằng biểu đồ, thể hiện mức độ nghe của bạn ở các tần số khác nhau. Thính lực đồ giúp xác định chính xác bạn đang bị mất thính lực ở mức độ nào:
- Nhẹ (26 – 40 dB): Nghe khó khi có tiếng ồn xung quanh.
- Trung bình (41 – 55 dB): Nghe khó trong các cuộc trò chuyện thông thường.
- Nặng (56 – 70 dB): Chỉ nghe được giọng nói to hoặc âm thanh lớn.
- Rất nặng (71 – 90 dB): Hầu như không nghe được nếu không có thiết bị hỗ trợ.
- Điếc sâu (>90 dB): Không thể nghe nếu không có máy trợ thính hoặc thiết bị cấy ghép ốc tai.
📌 Các phép đo thính lực phổ biến
- Đo nhĩ lượng được thực hiện bằng cách đưa đầu dò vào trong tai, sau đó bịt kín ống tay lại. Khi đó, áp suất không khí được thay đổi trong ống tai sẽ chuyển từ dương sang âm, làm cho màng nhĩ chuyển động và chính sự chuyển động của màng nhĩ sẽ được ghi lại. Bên cạnh đó, số lượng và hình dạng của chuyển động có thể bị loại trừ hoặc chỉ ra các vấn đề mà người bệnh có thể gặp phải như tắc vòi nhĩ, ứ dịch hòm nhĩ, chuỗi xương con bị trật khớp, xơ xốp tai,… Đo nhĩ lượng được đánh giá là phương pháp không gây đau, không tốn nhiều thời gian và rất hiệu quả với các trường hợp người bệnh bị tổn thương tai giữa.
- Đo phản xạ cơ bàn đạp hay còn gọi là đo phản xạ âm, đo phản xạ cơ tai giữa giúp đo phản xạ âm thanh cùng bên hoặc đối bên. Phản xạ này có thể giảm âm thanh đến tai từ 5-10 dB. Phương pháp đo phản xạ âm được bác sĩ dùng để chẩn đoán để loại trừ các bệnh liên quan đến thần kinh thính giác. Nếu có cơ phản xạ bàn đạp, sức nghe không tệ hơn mức phản xạ phát ra, khi đo cùng bên phản xạ hiện diện thì người đo không bị điếc đường dẫn truyền.
- Đo âm ốc tai hay còn gọi là OAE được thực hiện bằng cách đặt một đầu dò nhỏ có chứa một micro và một loa vào tai của người bệnh. Khi người bệnh ngồi hoặc nằm yên tại chỗ, âm thanh sẽ được tạo ra trong đầu dò, do đó đáp ứng trở lại từ ốc tai sẽ được ghi lại. Và sau khi ốc tai xử lý âm thanh sẽ kích thích điện được gửi đến cầu não, nhưng còn có một số trường hợp âm thanh phụ và riêng biệt gọi là âm ốc tai – âm thanh này không đi đến dây thần kinh mà quay lại vào ống tai người bệnh. Qua đó, âm ốc tai được micro đầu thu dò lại và hiển thị trên màn hình máy tính. Và nếu âm ốc tai hiện diện ở những âm thanh quan trọng cho việc hiểu lời nói, thì người bệnh có phản xạ âm ốc tai, có phản ứng với âm thanh và “pass”. Ngược lại, nếu người bệnh không có phản xạ âm ốc tai, cần kiểm tra đo lại OAE và đo ABR để chẩn đoán chính xác hơn tình trạng nghe kém của người bệnh.
- Đo điện thính giác thân não hay còn gọi là ABR là phương pháp để kiểm tra tình trạng đáp ứng của não với âm thanh, giúp kiểm tra được tính toàn vẹn của hệ thống nghe từ tai đến cầu não. Phương pháp này được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong việc đo thính lực, nhất là với trẻ em. Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng sẽ đặt 4-5 điện cực trên đầu người bệnh và một loạt âm thanh sẽ được phát ra, đi qua tai nghe đến người bệnh. Và lúc này, thần kinh thính giác sẽ nhận được kích thích của âm thanh và truyền đến não. Trên màn hình, chỉ số đo thính lực sẽ biểu hiện các hoạt động điện do dây thần kinh tạo ra dưới dạng sóng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ lớn khác nhau cho mỗi âm thanh và xác định mức độ âm thanh nhỏ nhất mà người bệnh có thể nghe được.
- Đo đáp ứng trạng thái ổn định thính giác (đo ASSR) hay còn gọi là đo thính lực đơn âm khách quan giúp ghi lại đáp ứng từ dây thần kinh thính giác đến cầu não. Phương pháp ASSR giúp kiểm tra được thính lực của người bệnh một cách cụ thể hơn, nhờ đó mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và phân biệt được điếc nặng và điếc sâu. Mặc khác, nhược điểm của ASSR là không phân biệt được giữa tình trạng mất thính lực nhẹ và nghe một cách bình thường nên trong vài trường hợp có thể chẩn đoán sai khi người bệnh mất thính lực nhẹ.
4. Vì sao nên chọn Việt Sound?
✅ Đo khám miễn phí 100% – Không mất bất kỳ chi phí nào khi kiểm tra thính lực.
✅ Chính xác – Hiện đại – Thiết bị đo tiên tiến, đảm bảo kết quả chuẩn xác.
✅ Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm – Tận tâm, tư vấn chi tiết và dễ hiểu.
✅ Thử máy trợ thính ngay tại chỗ – Giúp bạn trải nghiệm thực tế trước khi quyết định.
👉 Bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề về thính lực? Đừng chần chừ! Hãy đến ngay Trợ thính Việt Sound để được kiểm tra miễn phí và tìm giải pháp nghe rõ hơn ngay hôm nay!
Bình luận